Vải cotton là gì? có mấy loại vải cotton? cách phân biệt sợi vải cotton?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau được làm từ nhiệu loại nguyên liệu khách nhau như: sợi bông, sợi nilong, sợi tổng hợp,... khi dệt thành vải chúng có nhiều tên gọi khác nhau tùy vào nguyên liệu tạo ra vải như: vải cotton, vải nilong, lụa, sợi vải tổng hợp,... và sợi vải được ưa chuộm nhất chính là sợi vải được dệt từ sợi bông tự nhiên được gọi là vải cotton, chúng chiếm 50% sản lượng sợi vải trên thế giới, vậy vải cotton là gì, chúng có cấu tạo như thế nào? vải cotton có bao nhiêu loại và cách phân biệt ra sao? hãy cùng Streetwears-sg tìm hiểu nhé.
Vải cotton là gì?
Vải Cotton là vải được làm phần lớn từ những sợi bông tự nhiên kết hợp với 1 lượng nhỏ chất liệu hóa học, sợi vải cotton có khả năng thấm hút tốt, thoáng mát, chống ăn mòn, bền lâu và chống lại vết bẩn rất tốt nên được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp may mặc.
Vải cotton có độ dày, mịn và trọng lượng khác nhau tùy vào mục đích sử dụng nên vài cotton được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau quanh ta.
Có mấy loại vải cotton? phân biệt như thế nào?
Hiện nay vải Cotton có 10 loại cơ bản trên thị trường ở Việt Nam và Thế Giới như sau:
Vải cotton 100%
Cấu tạo: Là Vải được dùng nguyên liệu từ 100% là những sọi bông, sau đó chúng được kết hợp với 1 số hóa chất nhằm giữ cho vải bền hơn, mềm mại hơn, lâu bị phân hủy và mục hơn.
Ưu điểm: Vải cotton 100% làm từ chất liệu tự nhiên nên an toàn với mọi nàn da người sử dụng, thoáng mát cực kỳ, thấm hút mồ hôi rất tốt, độ bên khá cao, đặc biệt sản phẩm thành phẩm rất dễ nhuộm màu, vải cotton 100% là lựa chọn hàng đâu cho trẻ em về độ thoáng mát và thấm hút mồ hôi.
Độ bền cao, giặt khá nhanh khô, giặt được bằng máy giặt và sử dụng được chất tẩy rửa để làm sạch vải.
Giá thành của vải cotton 100% hơi cao nên thường được sử dụng cho những người co thu nhập cao, do đó vải hay bị làm giả, nhái khá nhiều để mang lại lợi nhuận cao.
Nhược điểm: nhược điểm chung của vải cotton là nhìn bền ngoài cảm giác cứng, thô ráp hơn các dòng vải khác và thường dùng nhiều cho nam giới, giá thành sản phẩm cao.
Sản phẩm: Vải Cotton 100% thường dùng để may: quần áo, khăn mặt, quần áo trẻ em,... các sản phẩm cao cấp sử dụng trong thời trang may mặc.
Đốt cháy có mùi gỗ cháy, giấy cháy, tro mịn.
Vải cotton 65/35 - CVC
Cấu tạo: Là loại vải có sự kết hợp của 65% là sợi vải Cotton và 35% của sợi PE (sợi Polyester) nhân tạo, vải Cotton 65/35 thường được gọi là vải Cotton CVC (CVC: 35% PE và 65% Cotton).
Ưu điểm: Giảm lượng vải Cotton xuống giúp giá thành sản phẩm rẻ hơn, tiếp cận với phân khúc thấp hơn mà chất lượng vẫn giữ được gần giống với vải cotton 100% như: độ bền, độ thấm hút mồ hôi, thoáng mát, an toàn cho mọi nàn da.
Vải cotton 65/35 thường dệt theo dạng: vải thun 2 chiều (chỉ có thể co dãn theo 1 hướng) và vải thun 4 chiều (có thể co dãn theo 2 hướng khác nhau). Vải dễ nhuộn, màu sắc đa dạng.
Nhược điểm: Khả năng thấm hút mồ hôi kém hơn cotton 100% ở nhiệt độ cao.
Sản phẩm của vải Cotton 65/35: là quần áo thời trang, đồng phục, áo sơ mi,..
Đốt cháy có mùi khét và nồng thoang thoảng, tro hơi vón cục, lúc bóp sẽ có cục dạng nhựa ở trong tro.
Vải cotton 35/65
Cấu tạo: Chất vải được tổng hợp từ 35% là vải Cotton và 65% là PE (sợi Polyester) hay Poly (Poly và PE khác nhau nhé cả nhà, đọc cuối bài để phân biệt sự khác nhau), vải Cotton 35/65 thường được gọi với cái tên khác là vải Cotton Poly hay Tixi hay Vải TC hay Vải Tici (Tixi: 35% Cotton và 65% PE), tùy vào sử dụng sợi PE hay Poly mà giá có thay đổi 1 chút cũng như sử dụng sẽ có sự khác biệt nhẹ. (Bạn đọc kỹ và tìm hiểu kỹ về tên gọi, tuy gọi chung nhưng chúng có nhiều điểm phân biệt khi tỷ lệ pha trộn khác nhau sẽ có tên khác và không gọi là Cotton 35/65 nhé, cái mình đề cập ở đây là tên gọi chung thôi)
Ưu điểm: Vải Cotton 35/65 có giá thành rẻ hơn 65/35 nhưng vẫn có độ bền, co giãn cao, thấm hút mồ hôi cũng khá tốt. Vải được dệt thành vải thun 2 chiều (chỉ có thể co dãn theo 1 hướng) và vải thun 4 chiều (có thể co dãn theo 2 hướng khác nhau).
Nhược điểm: kém bền với ánh sáng, khả năng chịu nhiệt không cao, dễ bị phân hủy trong môi trường axit, dễ bị nhăn nheo khi ủi nhiệt độ cao, khả năng khô thoáng kém hơn các dòng vải cotton 100% hay 65/35.
Sản phẩm của vải Cotton 35/65: dùng để may: quần áo giá rẻ, chăn, ga, gối, nệm, rèm cửa...
Đốt cháy có mùi khét, mùi nhự nồng khá rõ, tro vón cục lớn.
Vải Cotton Poly
Cấu tạo: Được tổng hợp từ sợi bông cotton và các sợi vải tổng hợp khác nhau, tỷ lệ cotton cao thì vải càng mềm và thông thoáng, đây là cách gọi chung của các dòng vải Cotton khi pha trộn với Polyester như: Cotton TC, Cotton Tici, Cotton Tixi mà mọi người hay gọi nhưng đó chị là tên gọi chung khi mọi người gọi nó và chưa hiểu rõ về đặc điểm của nó thôi.
Thực chất tên gọi đúng của nó vẫn là Vải Cotton Poly để phân biệt được nó đang sử dụng chất liệu là Poly hay PE, vì sử dụng chất liệu khác nhau thì giá thành khác nhau, hiệu quả sử dụng cũng khác nhau.
Vậy nên khi ta đi mua vải Cotton Poly bạn nên hỏi thêm là tỷ lệ pha trộn nó bao nhiêu để tính được giá thành của sản phẩm, ví dụ: pha 80% Poly giá khác, và pha 70% Poy giá sẽ khác....
Các tỷ lệ pha trộn hiện nay phổ biến của dòng vải này là: 20% Cotton + 80% Poly, 35% Cotton + 65% Poly, 60% Cotton + 40% Poly, 25% Cotton + 75% Poly,...
Ưu điểm: Khác biệt của vải Cotton Poly với Cotton PE là khi sử dụng lâu, vải Cotton Poly không bị xù lông, cuộn thành cục nhỏ trên bề mặt vải, độ bền cao, trọng lượng nhẹ, co giãn tốt, mềm mại và thông thoáng, giặt máy được thoải mái, dễ dàng tẩy rửa, giặt vết bẩn.
Nhược điểm: khả năng thông thoáng không bằng các dòng vải Cotton 100%, nếu tỷ lệ Poly cao thì độ thoáng và thấm hút mồ hôi càng giảm, độ bền kém hơn Cotton 100%, dễ bay màu nếu ngâm xà bôm thời gian dài. Nhược điểm chung của các dòng sản phẩm được kết hợp từ Poly, PE là phơi ở nhiệt độ cao sẽ làm giảm tuổi thọ của vải.
Sản phẩm: Dùng nhiều trong may chăn, ga, gối nệm, rèm cửa, may đồng phục học sinh, nhân viên, quần áo thể thao co giãn, quần áo thời trang,...
Cháy có mùi khét và nồng dễ nhận thấy, tro vón cục.
Vải Cotton Satin
Cấu tạo: Cotton Satin thường được gọi với các tên như: Cotton Sateen, Cotton Satinh, Cotton Sa tanh.
Vải Cotton Satin thực chất là sản phẩm Cotton truyền thống từ những bông tự nhiên, và chúng được định hình dệt theo kỹ thuật dệt Satin là dệt theo vân đoạn, những sợi Cotton được sen kẽ nhau giữa những sợi Cotton dọc và Cotton ngang để tạo ra sản phẩm Cotton Satin.
Cách dệt: Như hình vẽ dưới chúng ta thấy với kỹ thuật dệt vân doạn thì cứ 1 sợi ngang (màu xanh) chui xuống dưới nhiều sợi dọc (màu cam), sau đó sợi ngang (màu xanh) đè lên 1 sợi dọc (màu cam), sau đó lại chui xuống dưới tiếp tục như vậy. Sợi tiếp theo dịch qua bên tay phải 2 sợi dọc và tiếp tục chui xuống dưới thực hiện công đoạn giống bước trên.
Ưu điểm: Chính vì cách đệt vải theo kiểu Satin nên vải Cotton Satin óng mượt, mềm mại, sáng bóng, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát.
Không bị nhàu nhát,nhăn xù như các dòng vải khác, tính thẩm mỹ cao, giặt máy giặt không lo bị nhăn nheo, an toàn với mọi làn da người sử dụng, thân thiện với môi trường.
Nhược điểm: độ bóng cao, nên thợ may phải khéo léo mới ra được sản phẩm có chất lượng cao như mong muốn.
Sản phẩm: dùng để may quần áo thời trang, cho trẻ nhỏ, váy, váy đầm, chăn, ga, nệm, áo khoác, khăn, món mũ, đầm dự hội, đồ lót,...
Đốt có mùi gỗ, mùi giấy cháy, tro mịn, bóp tan ra.
Vải Cotton USA
Cấu tạo và lịch sử hình thành: Được sản xuất từ những sợi bông tự nhiên và cung cấp bởi hiệp hội bông quốc tế Mỹ, Vải Cotton USA có cấu trúc sợi vải dai và dài vượt trội, Cotton USA ra đời vào 1989 tại Mỹ và nhanh chóng được tin dùng trên cả thế giới, vải Cotton USA hay còn gọi là Vải Cotton Mỹ.
Ưu điểm: Vải mềm mại, thoáng mát, thấm hút mồ hôi khá tốt, màu sắc đa dạng, sản phẩm vải Cotton USA cải thiện được khả năng co gian, co rút, mềm mìn hơn các dòng vải Cotton khác, màu sắc đa dạng.
Nhược điểm: (nhược điểm nhẹ) sản phẩm làm từ vải Cotton USA có độ thô, ráp nhẹ hơn rất nhiều so với các dòng Cotton nguyên bản. Hầu như nhược điểm này không ảnh hưởng tới người sử dụng.
Sản phẩm: tại Việt Nam dùng để may quần áo, đồng phục nam, nữ, trẻ em, áo sơ mi, áo vest nam, đồ lót, các trang phụ mặc nhà cao cấp... Trên thế giới được sử dụng rất nhiều trong thời trang cho phái mạnh (nam giới).
Vải cotton Borip
Cấu tạo: Borip là tên gọi của vải gân, vải bo, vải bo gân hay là cụm từ dùng để chỉ các loại vải có bề mặt giống kiểu áo len, có độ co giãn cao. Để dệt vải Borip ta dùng 2 cây kim để đan và tạo ra 1 đường nổi lên trên, và đường chìm xuống dưới chạy dài suốt tấm vài.
Vải Borip chính gốc được làm từ 100% vải cotton. Hiện nay dòng vài này được nhái khá nhiều khi trộn vải cotton với Poly, visco, Polyester,... để giảm giá thành sản phẩm.
Ưu điểm: Vải Borip chính gốc làm từ 100% vải cotton sẽ có độ đàn hồi cao, thoáng mát
Nhược điểm: Mặc mùa hè sẽ hơi nóng, chỉ thích hợp mặc mùa đông hoặc nơi có thời tiết mát mẻ, giá thành cao.
Sản phẩm: dùng để may quần áo mua đông, áo khoách lạnh, may các loại đầm ôm, áo thun ôm cho phái nữ (dòng áo mà chị em rất thích mặc để phô cong cơ thể), dùng may thời trang cho trẻ em.
Cháy có mùi như đốt giấy, gỗ, tro mịn.
Vải Cotton Lụa
Cấu tạo: Được pha chế từ vải Cotton (sợi bông Cotton) và Silk (người ta nuôi tằm, lấy tơ xe sợi dệt thành lụa) tùy vào tỷ lệ nhà sản xuất phá chế, thường là 90% cotton 10% Silk. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào người đặt vải và nhu cầu của người tiêu dùng cho từng dòng sản phẩm.
Ưu điểm: với chất liệu pha từ Lụa nên bề ngoài sáng bóng, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, nhẹ nhàng, có độ dày vừa phải, phù hợp với nhiều thời tiết khác nhau, độ bền cao, sang trọng quý phái.
Vải cotton lụa ít bám bẩn, dễ dàng vệ sinh, lau chùi, giá thành rẻ hơn tơ lụa 100%.
Nhược điểm: Dễ bị nhăn hơn các dòng tơ lụa 100%, độ bền kém hơn các dòng tơ nhân tạo.
Sản phẩm: Chăn ga gối nệm, quần áo, đồ ngủ, thời trang cho phái nữ
Khi đốt sẽ có mùi sẽn kẽ của giấy và có chút mùi khét của tóc cháy, tro thành cục nhỏ, khi bóp sẽ tan ra không bị vón lại giống như các dòng từ Lynon.
Vải Cotton pha Spandex
Cấu tạo: là sự pha trộn giữa sợi vải Cotton từ những sợi bông thiên nhiên sau đó được pha trộn với sợi Spandex (là sợi nhân tạo được sản xuất để thay thế cho cao su, Spandex có độ đàn hồi cao, nhẹ, trơn, mềm, dễ nhuộm màu, không tích điện, chống bào mòn tốt) tạo thành sản phẩm Vải Cotton Spandex.
Ưu điểm: Sợi vải mềm mại, co giãn tốt, màu sắc đa dạng, giữ màu lâu, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát cao, có khả năng kháng khuẩn tốt, ít bám bẩn, thân thiện với mọi làn da, giặt máy tốt.
Nhược điểm: thấm hút mồ hôi không tốt bằng vải Cotton 100% vì chứa Spandex, nếu xài lâu sẽ dễ bị ố, vì chưa Spandex nên chịu nhiệt kém, dễ bị bào mòn khi bị tẩy rửa nhiều. Vải chưa Spandex không tự phân hủy được, nên độ phân hủy kém, không tốt cho môi trường bằng các dòng Cotton 100%.
Sản phẩm: Áo thun, áo sơ mi, quần áo thể thao,...
Đốt có mùi cháy như mùi giấy cháy, gỗ cháy, tro mịn.
Vải Cotton Nhung
Cấu tạo: Đúng như tên gọi là sự kết hợp giữa vải Cotton (sợi bông Cotton đệt thành) và Nhung (là vải được kết hợp giữa sợi tơ tằm và các sợi nhân tạo) để tạo ra sản phẩm vải Cotton nhung. Khi dệt Nhung Cotton sẽ được chèn thêm sợi ngang và dọc để tạo hiệu ứng thẩm mỹ cho bề mặt vải, sáng bóng.
Ưu điểm: Mềm mãi, thấm hút mồ hôi tốt, sản phẩm có tính thẩm mỹ cao, xư thường dùng cho vua chúa, sản phẩm sáng bóng, độ bền bỉ của vải cao, khả năng chống mối mọt, côn trùng ơ vải nhung Cotton khá tốt, an toàn với mọi làn da, vô cùng thân thiện với môi trường, giá thành sản phẩm hiện nay khá mềm cho mọi khách hàng.
Nhược điểm: dễ bị bám bẩn, hơi khó giặt khi bị bám dính.
Sản phẩm: may quần áo thời trang nam và nữ, đồng phục sang trọng, quàn áo cho trẻ em, đồ bộ mặc nhà, chăn, ga, gối, nệm,...
Nhung Cotton nguyên chất cháy sẽ có mùi khét của tóc sen kẽ mùi của gỗ, giấy cháy, tro vón cục nhẹ bóp sẽ tan ra.
Cách nhận biết vải Cotton
Ở Việt Nam chúng ta thường bắt gặp các dòng vải Cotton như: 100%, 65/35, 35/65, Polyester nên Streetwears-sg sẽ chỉ hướng đẫn cơ bản cho các dòng này.
Loại vải/Cách nhận biết | Cotton 100% | Cotton 65/35 | Cotton 35/65 | 100% Polyester |
---|---|---|---|---|
Đốt vải với 1 mẫu thử nhỏ | Cháy khá nhanh | Cháy nhanh | Cháy bình, hơi yếu | Cháy khi đưa lửa lại gần, tắt khi bỏ lửa ra |
Hình ảnh khi đốt xong | ||||
Mùi khi cháy xong | Có mùi cháy như giấy, gỗ cháy | Mùi khét và nồng thoang thoảng | Mùi khét, độ nồng khá rõ | Mùi nồng và két cao giống đốt nhựa |
Tro khi đốt xong | Tro vụn và mịn khi bóp, tan ra ngay | Tro cũng vụn, nhưng bóp sẽ bị cục dạng nhựa nhẹ trong tro | 1 chút tý là tro còn lại toàn là cục nhựa | Không có tro |
Khi đổ nước lên bề mặt vải | Thấm siêu nhanh, và thấm đều | Thấm nhanh nhưng chậm hơn | Thấm chậm và không đều | Thấm rất chậm và có thể bị đọng nước nhẹ |
Khi sở gấp nếp vải | Nhăn theo nếp gấp, độ rũ thấp | Độ gấp nếp ít hơn vải cotton 100% | Nếp gấp vừa phải | Nếp gấp thấp nhất |
Ưu nhược điểm vải cotton?
Vải cotton có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm vải cotton là gì?
Sản phẩm có độ mềm nhẹ, thoáng mát, thấm hút mồ hôi hiệu quả, hút ẩm cao.
Giặt nhanh khô hơn các sợi vải khác, có thể sử dụng được với các chất tẩy rửa, nhuộm vải dễ dàng đặc biệt giặt với máy giặt ít bị hư hơn các sợi vải khác.
Độ bền cao, thời gian sử dụng sản phẩm tuổi thọ cao hơn các dòng vải khác.
Cùng 1 chất lượng và sự thoải mái khi sử dụng tính chung thì sợi vải cotton vẫn có giá rẻ hơn các sợi vải cao cấp khác.
Nhược điểm của vải cotton là gì?
Vải cotton có nhược điểm là bề mặt vải sẽ hơi cứng 1 chút, nên thường được sử dụng nhiều cho nam giới. Và vải cotton 100% thường có giá thành khá cao so với các sợi vải khác.
Để giảm giá thành xuống và cho vải mềm mại hơn người da dùng sợi Spandex pha với Cotton để sản phẩm mềm mại hơn, dùng nhiều cho phái nữ.
Vải cotton làm được những sản phẩm nào?
Sợi vải cotton được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: may mặc, thời trang, quần áo, áo sơ mi cho nam giới, quần áo trẻ em, quần áo mặc nhà, chăn ga gối nệm, ga chống thấm, gối chống thấm, khẩu trang, quần áo, y khoa, dụng cụ y tế, trang trí,... và được sử dụng ở rất nhiều vật dụng quanh chúng ta thường xuyên thấy.
Sợi vải cotton hiện chiếm 50% sản lượng sợi vải trên thế giới nên chúng được sử dụng ở mọi nơi với nhiều hình thức khách nhau.
Lưu ý bổ sung về vải Cotton
Một số lưu ý chung xoay quanh về doanh vải Cotton cần bổ sung và xem thêm để hiểu rõ hơn về vải Cotton
Khác nhau giữ Poli và PE
Vải Poly được tạo thành từ những sợi sơ dài, ngược lại vải PE được tạo thành từ những sợi sơ ngắn.
Vải Poly giá cao hơn PE một chút.
Vải PE sẽ bị xù lông vón lại khi sử dụng lâu, còn vải thun Poly thì không bị hiện tượng này.