Ý nghĩa logo thương hiệu – Phần 3: Supreme
Khi nhắc đến thời trang, ngoài những thiết kế tiêu biểu thì những logo thương hiệu là thứ hằn in sâu đậm trong tâm trí của bất cứ ai. Mỗi logo thương hiệu có những câu chuyện riêng đằng sau đó, và bạn đã thật sự hiểu về chúng? Hãy cùng Streetwaers SG tìm hiểu về ý nghĩa và lịch sự đằng sau logo thương hiệu của Supreme nhé!
Khi nhắc đến Supreme, ai cũng nghĩ ngay đến chiếc logo thương hiệu đơn giản nhưng cực kỳ nổi bật trên các thiết kế đình đám khiến biết bao tính đồ mộ điệu khao khát. Tuổi đời non trẻ nhưng dòng chữ“Supreme” trắng đặt trong hìnhchữ nhật đỏ đơn giảnđược đánh giá là sánh ngang cùng các logo thương hiệu khác như Swoosh của Nike, 3 Stripes của adidas hay Táo khuyết của Apple.
Tới thời điểm hiện tại, giá trị thương hiệu của Supreme đang ở mức rất cao với những thiết kế luôn hyped khi phát hành, một chiếc áo in logo Supreme với giá gốc là $148 USD có thể được bán lại với mức giá $1,000 USD. Hãy cùng Streetwears SG khám phá lịch sử ra đời của logo thương hiệu đắt giá này.
Vào năm 1983, NTK James Jebbia chuyển đến New Yorkvới mong muốn “hiện thức hóa”giấc mơ thời trang của mình. Với niềm đam mê thời trang và nghệ thuật, James đã sáng lập ra thương hiệu thời trang đường phố có tên là Union NYC. Đây cũng là thời điểm mà James đã gặp gỡ Shawn Stussy, nhà sáng lập thương hiệu Stussy. Chính Shawan là người đã giúp James tạo rabước tiến ngoạn mục trong cuộc đời mình. Hai nhà thiết kế tài năng đã cùng nhau bắt tay và sáng lập lên thương hiệu Stussy đình đám tại New York vào năm 1991. Cuối cùng, vào năm 1994 Jame tách riêng để thành lập Supreme với mục đích tạo ra nhữngtrang phục cao cấp và thời thượng dành cho nền văn hóa skateboarding (trượt ván).
James cũng chia sẻ rằng ông không phải là một skateboarder hay một dân hip hop thực thụ, nhưng ông luôn yêu thích và hâm mộ những hình vẽ graphic trên những chiếc áo thun mà dân trượt ván ưa chuộng cũng như tinh thần tự do có chút nổi loạn của họ. Ông thấy rằng cộng đồng skateboarder đông đảo và nền văn hóa skateboarding đương thời đang thiếu vắng một thương hiệu thờitrang chuyên biệt dành riêng cho họ.
Khi Supreme mới được ra mắt,thương hiệu chỉchủ yếu bán đồ của các thương hiệudành cho dân trượt vánnhư Zoo York, Shorty’s và Spitfire. Dần dần, James cảm thấy Supreme phải nên có những thiết kế của riêng mình. Và ba thiết kế áo phông đầu tiên của Supreme đã ra đời: một in hình dân trượt ván của những năm 1970, một in hình tượng của New York bấy giờ –Travis Bickle từ bộ phim “Taxi Driver” của đạo diễnMartin Scorsese và chiếc áo cuối cùng mang thiết kếđơn giản nhất vớidòng chữ‘Supreme’ được viết bằng phông chữFutura Bold Oblique (in đậm và nghiêng) nằm gọn trong hình chữ nhật màu đỏ.
Logo Supreme này đến từ một người bạn của James, người nàycho rằngthiết kế logo đầu tiên mà James không ấn tượng và đủ nổi bật. Người này đã tặngJamescuốn sách New York Conceptual Artist của nghệ sĩ graphic Barbara Kruger với mong muốn giúp James có được nhiều cảm hứng hơn đểcải thiện logo thương hiệucủa mình.
Đáng ngạc nhiên là logo thương hiệu của Supreme có rất nhiều điểm chung với phong cách tuyên truyền (propaganda) của nghệ sĩ Kruger. Từ phông chữ Futura Bold Obliqueđơn giản cho đến cách các câu chữ nằm gọn trong nền hình chữ nhật đỏ. Tuy nhiên, nghệ sĩ Barbara Kruger không đăng ký bản quyềncho phong cách này, do đó bà đãkhông hề lên tiếng về sự trùng hợp nàyvà tất nhiên cũng có được quyền lợi nàotừ logo thương hiệu Supreme hiện tại.
Phong cách tuyên truyền của Barbara Kruger dính dáng tới phong tràonữ quyền của những năm 80, 90. Tác phẩm nổi bật nhất của bà là bứctranh tuyên truyền“Your Body if a Battleground” (1989) nhằm ủng hộhợp pháp hóa việc phá thai.
Sau này, James Jebbia đã tiến hànhkhởi kiện thương hiệuMarried to the Mob củaNTKLeah McSweeneykhi sử dụng cụm từ ‘Supreme bitch’ màu trắng trên nền chữ nhật đỏtrêncác thiết kế củahọ thì Barbara đã lên tiếng châm biếm: “Tình huống này thật vô lí và cứ như một trò đùa nực cười. Công sức bao nhiêu năm của tôi lại bị vướng vào trò hề này. Tôi đang chờ tất cả bọn họ kiện tôi vì vi phạm bản quyền đây”. Và sau phát ngôn ấy, vụ việc kiện tụng giữa Supreme và Married to the Mob cũngdần kết thúc trong im lặng.
Thành công của Supreme là điều không bàn cãi, đặc biệt là tiếng tăm của họ ngày càng vang xa sau khi kết hợp với thương hiệu thời trang cao cấp Louis Vuitton nhưng vào năm 2000, Supreme đã từng vướng phải scandal đạo nhái khi họsử dụng họa tiết Monogram của LV.Louis Vuitton đã gửi thư cảnh cáo cũng như yêu cầu Supreme hủy bỏ tất cả những danh mục sản phẩm có dính líu tới sự vụ này, và Supreme đãchấp thuận.
Cũng như Off-Whitecủa Virgil Abloh, logo của Supreme là sự bảo chứng của tính thời thượng nhất của trào lưu logomania được giới một điệu streetwear say mê hiện tại với mức giá resell “trên trời”. Tuy còn gặp nhiều vấn đề, nhưng Supreme hiện là một hiện tượng,là một trong những đầu tàucủa làn sóng streetwear đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến cả thế giới thời trang cao cấp khiến nhiều người ngưỡng mộ.